Hướng đi nào cho newbie trong ngành POD?

Sau hơn 10 năm phát triển thì Cross Border Ecommerce nói chung hay POD nói riêng vẫn đang và càng trở thành một lĩnh vực đầy hứa hẹn tiềm năng. Chắc hẳn cũng có không ít người đồn tai nhau các thanh niên 8x, 9x đã đổi đời, kiếm cả triệu đô với công việc “đơn giản này”. Từ thời điểm cuối 2013 đầu 2014, các Seller chỉ làm việc một mình với chiếc laptop thì ở thời điểm hiện tại, các Team đã phát triển lên rất mạnh, mở rộng quy mô nhân sự lên 20, 30 người, thậm chí có những doanh nghiệp 100 – 200 nhân sự, doanh thu rất khủng lồ.

Mặc dù ngành này vẫn rất “thơm”, tuy nhiên, tốc độ thay đổi trong lĩnh vực này là quá nhanh, cuộc chơi đã khác hoàn toàn so với trước đây.

Thời điểm trước, đỉnh cao của câu chuyện bán áo thun là thời 2017, gần như ai làm cũng kiếm được tiền, rất nhiều case study đổi xe mua nhà cũng từ thời kì này mà có. Thực ra, khi ấy bán POD còn là mới, chưa nhiều người biết đến để làm, vì vậy thị trường còn đang dễ, Facebook Ads thì quá mạnh, anh em vít căng đét, đối thủ thì lại chưa có đông. Ai có chút liều, mạnh dạn cộng thêm chút may mắn được hướng dẫn, chỉ dạy là gần như nắm chắc phần win.

Còn hiện nay, POD gần trở thành một cái nghề mainstream hơn, các bạn trẻ tiếp cận đến nó dễ dàng hơn, coi như là một cái lĩnh vực để lựa chọn. Rất nhiều người chia sẻ, mở lớp dạy, thông tin thì quá đầy đủ, chủ động học hỏi 3-6 tháng là có thể bắt đầu được rồi. Tuy nhiên, thị trường đã không còn dễ thở như xưa, do dào cản ra nhập ngành gần như bằng không, dẫn tới cạnh tranh cao, khách hàng thì cũng khó tính hơn khiến cho một người mới tham gia vào ngành cần xác định nghiêm túc, chuẩn bị đầy đủ hơn cả về vốn & năng lực chứ khó mà tay không bắt giặc như xưa.

Nhìn rộng ra thì điều này cũng khá bình thường, ngành nào cũng có sự thay đổi, tăng dần độ khó mà. Năm nào chả có newbie gia nhập ngành, chả có công ty từng to đừng giải tán. Vì POD bản chất là sáng tạo, nên ai mà thích nghi được nhanh, nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu khách hàng tốt hơn thì chắc chắn vẫn có thể thành công, còn ai không chịu thay đổi, cứ cách làm cũ thì rất dễ bị thay thế.

Vậy làm sao để một người mới có thể dễ dàng hơn gia nhập ngành này?

Theo cá nhân mình, ngay từ đầu, các bạn mới nên tiếp cận với POD hay Ecommerce một cách nghiêm túc, có tính hệ thống business nhiều hơn chỉ là một cách kiếm tiền MMO ăn xổi.

Mô hình của POD hay Dropshipping thì đã được tinh gọn đi rất là nhiều, chúng ta có các bên xử lý vấn đề kho bãi, hàng hoá, shipping để tập trung vào bán hàng. Nhưng dù vậy, nó vẫn đầy đủ các khía cạnh của 1 doanh nghiệp: Sản xuất, Marketing, Vận hành, Lãnh đạo – Quản trị, ……

Với người mới thì cũng chưa cần phải để ý ngay, giờ làm sao để bán được hàng, có lãi, bắt đầu từ 0 đến 1, mới là bài toán quan trọng phải giải được trước tiên.

Để làm việc này cơ bản sẽ có vài cách như sau:

  • Tự học và khởi nghiệp, giờ rất nhiều nguồn kiến thức để học và bắt đầu kinh doanh Ecommerce nói chung hay POD nói riêng, cả tiếng anh lẫn tiếng Việt đều vô cùng nhiều. Các group chuyên sâu hơn cũng thảo luận sôi nổi. 1 bạn mới cần chuẩn bị 50-100 triệu là hoàn toàn có thể dư sức bắt đầu hành trình của mình, tất nhiên là có rủi ro mất tiền, nhưng nếu làm được thì thành quả chắc chắn sẽ xứng đáng. Nhưng cũng không dễ đâu nha, phải cực kì nghiêm túc học hành cày cuốc thì may ra mới có thể thành công, được cô thương nữa thì đỡ phải trả giá thôi.
  • Đi đầu quân cho một công ty hay team nào đấy đang làm. Bạn sẽ được training, được thực hành vào việc luôn, lại còn được trả lương để học, để làm. Cách này an toàn hơn hẳn, bạn không được nhận toàn bộ lợi nhuận mà bạn đem về, nhưng có thua lỗ thì cũng chả mất gì, được thêm kinh nghiệm. Đến một thời điểm “đủ lông đủ cánh”, bạn hoàn toàn có thể tách ra làm riêng, điều này rất bình thường, ai mà chả cầu tiến, muốn nhiều hơn.

Đối với mô hình seller của đa phần các công ty trong ngành này là như thế. Và thế là, thêm một người chơi gia nhập server, chỉ một phần nhỏ sẽ có thể thành công khi ra làm solo, còn phần đông sẽ fail, mất thêm một khoản tích luỹ vài năm đi làm, và lại quay trở lại con đường bán thân cho tư bản.

Lúc bạn làm 1 vị trí nhất định trong một team, bạn có thể học được các kĩ năng chuyên môn, cách làm idea, chạy ads,… Tuy nhiên như vậy là không đủ khi mà bạn khi bạn ra làm riêng đâu, chả cần nói đến những cái xa xôi làm gì, thêm một vài cái mà newbie sẽ gặp phải như: Chuẩn bị tài nguyên, xoay vòng vốn, rủi ro bị die account, hold tiền,…

Tuy nhiên, vẫn còn một cách nữa, nhiều công ty sẽ rất sẵn sàng cho nhân sự góp vốn ra làm một team mới, được công ty mẹ hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, quy trình & cả đào tạo luôn. Đây mới chính là cách để một nhân sự tách ra làm riêng để gia tăng thu nhập mà vẫn an toàn hơn. Hình thức này cũng dần trở thành xu hướng trong một thời đại mới, nơi mọi người muốn đi được xa thì cần đoàn kết, tương trợ, đồng hành cùng với nhau.

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo chương trình Partnership của chúng mình nhé: CreF Partnership Program – Chúng Mình Sẽ Giúp Bạn Kiếm Được Tối Thiểu $1k+/Tháng Sau 90 Ngày. – CreF Holdings

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *